Trong số những vấn đề về gan, bệnh viêm gan tự miễn cũng là một căn bệnh đáng chú ý. Tuy nhiên lại có khá nhiều người còn mơ hồ khi nhắc đến nó. Họ không hiểu thực chất đây là bệnh lý gì. Hay nguyên nhân và triệu chứng chính của bệnh như thế nào?….
Với hi vọng giúp đông đảo người dân có những kiến thức căn bản về viêm gan tự miễn. Chúng tôi đã tổng hợp những thông tin viêm gan tự miễn bệnh học trong bài viết dưới đây. Xin được chia sẻ đến các bạn!
Nội Dung Chính
Bệnh viêm gan tự miễn là gì?
Viêm gan tự miễn là một căn bệnh mãn tính. Nó xảy ra khi khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công ngược trở lại vào gan. Tức là thay vì thực hiện chức năng ngăn chặn hoạt động của các mầm bệnh, vi khuẩn thì hệ miễn dịch lại gây ảnh hưởng đến gan. Hậu quả làm tổn thương nghiêm trọng các tế bào gan.
Chứng bệnh này có tỷ lệ xuất hiện tương đối phổ biến ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên nguy cơ cao được xác định là ở những người trẻ. Đặc biệt là những người trong độ tuổi dậy thì.
Nguyên nhân gây viêm gan tự miễn
Mỗi căn bệnh khi khởi phát đều có căn nguyên của nó. Với viêm gan tự miễn cũng vậy. Theo đó, nguyên nhân chủ đạo là do các kháng thể và bạch cầu của hệ miễn dịch tấn công sau đó làm tổn hại đến chức năng gan. Tế bào gan bị viêm nhiễm và khởi phát thành bệnh lý.
Bên cạnh đó viêm gan tự miễn cũng chịu thêm tác động của các yếu tố nguy cơ khác như: Giới tính, độ tuổi, tiền sử bệnh, yếu tố di truyền… hoặc một số trường hợp do quá trình lạm dụng quá nhiều thuốc tân dược.
Phân loại viêm gan tự miễn
Theo các nhà nghiên cứu, bệnh viêm gan tự miễn được phân loại thành hai loại chính, đó là:
Viêm gan tự miễn type 1
Đây là loại mà mọi người thường mắc phải nhất. Chúng xuất hiện một cách đột ngột. Và mọi lứa tuổi đều có thể là đối tượng chính. Trong đó, có đến hơn một nửa số người bị viêm gan tự miễn type 1 đồng thời mắc phải các rối loạn tự miễn khác. Chẳng hạn như viêm loét đại tràng, viêm cầu thận, viêm khớp dạng thấp….
Viêm gan tự miễn type 2
Dạng bệnh này có tỷ lệ xuất hiện ít hơn. Và thường chỉ khởi phát ở những bé gái trong độ tuổi từ 2 – 12 tuổi. Tuy nhiên cũng có số ít người bệnh ở tuổi trưởng thành mắc phải tình trạng này.
Dấu hiệu viêm gan tự miễn?
Quá trình diễn ra bệnh viêm gan tự miễn thường là từ nhẹ đến nặng. Hệ miễn dịch sẽ dần dần tác động làm hoại tử, thoái hóa các tế bào gan. Khiến gan hình thành lên những dải xơ hóa trong nhu mô gan. Bắt đầu từ đây người bệnh sẽ phải gánh chịu những triệu chứng viêm gan tự miễn vô cùng khó chịu:
– Cơ thể mệt mỏi: Đây chính là biểu hiện viêm gan tự miễn điển hình nhất. Bệnh nhân có cảm giác mệt mỏi dù không hề lao động hay làm việc nặng. Người lúc nào cũng rã rời. Ăn không có cảm giác ngon miệng.
– Gan to: Biểu hiện này thường khiến người bệnh thấy bụng to bất thường. Khi đi khám, thông qua siêu âm chụp chiếu sẽ cho thấy hình ảnh gan to.
– Vàng da: Đây là dấu hiệu cho thấy tình trạng tổn thương gan đã ở mức độ nặng.
– Mẩn ngứa mề đay, phát ban trên da: Tế bào gan tổn thương, chức năng gan không còn hoạt động tốt. Điều đó khiến các độc tố tích tụ và ứ đọng lại trong gan. Đây sẽ chính là nguyên nhân cơ bản bản dẫn đến việc làn da của bạn bị phát ban và nổi mẩn.
– Các biểu hiện khác: Ngoài các dấu hiệu trên, cơ thể bệnh nhân cũng có thể kèm theo tình trạng: Đau khớp, buồn nôn, xuất hiện ổ dịch trong bụng, phân đen, nước tiểu màu sậm, rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới, buồn nôn, chảy máu cam…
Vì vậy nếu nhận thấy cơ thể có những hiện tượng như nêu trên thì hãy nhanh chóng đi khám để kịp thời chữa trị. Tránh để thêm nặng hoặc biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe tổng thể.
Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm gan tự miễn
Hiện nay, để xác định chính xác bệnh viêm gan tự miễn bệnh nhân sẽ được chẩn đoán như sau:
– Khám lâm sàng: Bác sỹ sẽ thăm khám và nghe bệnh nhân mô tả các dấu hiệu bất thường mà cơ thể đang phải chịu đựng.
– Thực hiện xét nghiệm máu: Đây là một biện pháp thực hiện nhằm kiểm tra xem gan có thực hiện đúng chức năng hay không.
– Siêu âm gan: Thông qua những hình ảnh gan trên màn hình hiển thị, bác sỹ sẽ nhận định được trạng thái gan bị tổn thương như thế nào.
– Thực hiện sinh thiết gan: Phương pháp này sẽ xác định được cụ thể tình trạng viêm và xơ hóa gan.
Nhìn chung, mỗi người sẽ có những mức độ và biểu hiện bệnh khác nhau. Vì thế căn cứ vào thực tế từng người mà bác sỹ sẽ chỉ định các xét nghiệm cho phù hợp.
Bệnh viêm gan tự miễn có lây không
Viêm gan tự miễn mang đặc trưng giống như các bệnh viêm gan khác. Đó là bệnh bắt nguồn từ các vi khuẩn và vi rút. Do đó về lý thuyết thì những mầm bệnh này hoàn toàn có khả năng lây nhiễm bệnh.
Tuy nhiên thực tế thì cơ hội hội lan truyền của những mầm bệnh này trong cơ thể chúng ta không cao. Bởi chúng nằm trong hệ miễn dịch vì vậy tỷ lệ lây nhiễm cho những người khác gần như rất khó xảy ra. Vì vậy, khi tiếp xúc với những người bệnh bị viêm gan tự miễn các bạn cũng không cần phải quá lo lắng.
- Phương pháp giúp bạn giải độc gan nhanh chóng hiện nay
- Bệnh xơ gan có thể chữa khỏi được hay không?
Bệnh viêm gan tự miễn có nguy hiểm không
Viêm gan tự miễn là bệnh lý vô cùng nguy hiểm. Bởi gan vốn là bộ phận quan trọng giúp cơ thể đào thải độc tố. Trong khi đó hệ miễn dịch lại tấn công khiến gan tổn thương. Vì thế chức năng gan sẽ suy giảm và ảnh hưởng nghiêm trọng theo.
Dần dần bệnh nhân có thể bị xơ gan hoặc biến chứng sang ung thư gan.
Không chỉ vậy, bệnh nhân cũng có nguy cơ đối mặt với sự xuất hiện của hàng loạt các chứng bệnh khác như:
- Bệnh thiếu máu ác tính
- Bệnh thiếu máu tan huyết
- Bệnh tự miễn dịch tuyến giáp,
- Bệnh viêm loét đại tràng
- Bệnh celiac
- Viêm khớp tự miễn
- Loét thực quản
- Tăng huyết áp trong tĩnh mạch
- Suy gan
Vì vậy các bạn cần đặc biệt lưu ý để nhanh chóng chữa trị dứt điểm. Ngăn chặn nguy cơ bệnh biến chứng gây ảnh hưởng cho sức khỏe.
Cách trị viêm gan tự miễn hiệu quả nhất
Để điều trị viêm gan tự miễn, hiện nay phác đồ chính được áp dụng chủ yếu gồm có:
Điều trị bằng các loại thuốc
Đây là việc làm cần thiết nếu các bạn muốn chấm dứt tình trạng tổn thương gan. Nhóm thuốc được dùng chủ yếu là corticosteroid, prednisone, hoặc azathioprine …. Tác dụng của chúng sẽ nhanh chóng kiểm soát sự hoạt động quá mức của hệ miễn dịch.
Trong trường hợp bệnh nhân ở vào trạng thái nguy kịch, bệnh nhân sẽ được xem xét để thực hiện phẫu thuật cấy ghép gan để chữa trị.
Cải thiện lối sống và chế độ sinh hoạt
- Mọi người nên định kì kiểm tra sức khỏe để theo dõi được diễn biến của bệnh.
- Tuân thủ tuyệt đối mọi hướng dẫn của bác sỹ điều trị. Không tự ý thay đổi liều lượng hay thời gian dùng thuốc.
- Tránh xa bia rượu cũng như những thức uống có chứa chất kích thích khác.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, cân đối
- Tập luyện thể dục thể thao đều đặn, thường xuyên để cơ thể có sức đề kháng tốt nhất.
Nguồn: trungtamdongyvietnam.net
Từ khóa tìm kiếm nhiều nhất: viêm gan tự miễn bác sỹ nội trú, viem gan tu mien có het khong, viêm gan b tự phát, viêm gan tự miễn dịch, chuyên khoa viêm gan tự miễn, viêm gan không đặc hiệu.