Bệnh mề đay mẩn ngứa là hệ quả của một dạng phản ứng cấp tính hoặc mãn tính xảy ra tại các mao mạch trên da. Chúng gây tình trạng ngứa, mẩn tịt tại một hoặc nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Để điều trị mề đay mẩn ngứa không dễ. Và thậm chí bệnh còn rất dễ tái phát khi có cơ hội. Việc xác định nguyên nhân nổi mề đay cũng không hề dễ dù đã thực hiện đầy đủ các xét nghiệm kiểm tra.
Nội Dung Chính
Tại sao lại mắc chứng nổi mề đay mẩn ngứa?
Nổi mề đay mẩn ngứa là căn bệnh không loại trừ một ai. Từ người trưởng thành, trẻ nhỏ, bà bầu, người cao tuổi… đều có thể nhiễm bệnh. Tình trạng khởi phát của mỗi người thường có sự khác nhau. Trong đó 90% các trường hợp là bị mề đay cấp tính. Tức là bệnh chỉ diễn biến trong thời gian ngắn sau đó tự mất đi. Số ít còn lại sẽ phát triển sang giai đoạn mề đay mãn tính khiến người bệnh phải chịu đựng nhiều sự khó chịu.
Những triệu chứng nổi mề đay thường thấy nhất đó là các vết sẩn phù có màu hồng hoặc đỏ, thô ráp. Chúng mang đến cảm giác rất ngứa cho bệnh nhân. Tình trạng nổi mẩn có thể riêng biệt hoặc thành mảng lớn. Trong những trường hợp đặc biệt, bệnh có thể xuất hiện ở dạng mề đay da vẽ nổi, hoặc phù Quincke.
Các nguyên nhân nổi mề đay mẩn ngứa hiện nay
Người ta đã thống kê và thấy rằng có rất nhiều yếu tố có thể là nguyên nhân nổi mề đay. Trong đó các tác nhân nổi bật nhất đó là:
Nguyên nhân nổi mề đay do thuốc tân dược
Đây có lẽ chính là căn nguyên gây nổi mề đay phổ biến nhất. Theo đánh giá chung, tất cả các loại thuốc tân dược hiện nay đều có nguy cơ gây bệnh dị ứng nổi mề đay. Bệnh thường xảy ra ngay sau khi bệnh nhân uống thuốc hoặc cũng có thể sẽ xuất hiện sau đó một vài ngày. Một số loại thuốc thường dễ gây bệnh dị ứng nổi mề đay mẩn ngứa đó là: Thuốc chống viêm không chứa chứa steroid, thuốc thuộc nhóm beta – lactam, các loại vắc – xin, huyết thanh…
Biểu hiện của người bị mề đay mẩn ngứa do thuốc tây đó là bề mặt da nổi các hạch đỏ, đau. Bên cạnh đó cơ thể có thể bị sốt và sưng ở các khớp xương.
Thức ăn – Nguyên nhân gây nổi mề đay
Với những người có cơ địa nhạy cảm thì các thực phẩm thường dễ gây nổi mẩn mề đay đó là: Cua, tôm, mực, sò huyết, thịt bò, thì dê… Bởi các thực phẩm này thường rất giàu đạm. Ngoài ra một số loại trái cây có tính nóng như dứa, mít, sầu riêng… cũng có thể là nguyên nhân gây mề đay đối với nhiều người.
Đa phần khi bệnh khởi phát, người bệnh sẽ nổi mẩn sần sùi khắp người. Hoặc cũng có thể chỉ một số vị trí như bắp chân, mặt, vùng đùi, bụng… Người bệnh luôn muốn gãi để giảm thiểu độ ngứa khó chịu. Nhìn chung mề đay do thức ăn sẽ nhanh chóng biến mất đi sau khi các thức ăn được tiêu hóa hết.
Suy giảm chức năng gan gây bệnh mề đay
Trong quá trình tiêu hóa và trao đổi chất của cơ thể, gan là cơ quan đảm nhiệm vai trò vô cùng to lớn. Đó là nó giữ lại những chất dinh dưỡng, sau đó lọc và đào thải đẩy các độc tố ra ngoài.
Tuy nhiên khi chức năng gan suy giảm, hoặc do các tế bào gan bị tổn thương (viêm gan A, B, C, gan nhiễm mỡ…) sẽ khiến độc tố này ứ đọng lại. Chúng tích tụ uất kết dưới da và qua thời gian gây nên trạng thái nổi mẩn cho bệnh nhân.
Nguyên nhân nổi mề đay do tiếp xúc
Trong cuộc sống hàng ngày, việc tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên như: thời tiết, khói bụi, lông động vật, mỹ phẩm… là điều khó tránh khỏi. Do đó nếu cơ địa nhạy cảm thì rất có thể các bạn sẽ nhanh chóng biểu hiện qua việc mẩn ngứa trên cơ thể.
Mọi người nên cẩn trọng để tránh tiếp xúc phải những tác nhân này. Như vậy sẽ hạn chế được nguy cơ phát bệnh cho bản thân mình.
Yếu tố di truyền gây mẩn ngứa nổi mề đay
Các kết quả nghiên cứu của bệnh viện Da liễu Trung ương đã chứng minh: Mề đay mẩn ngứa là bệnh lý có tính di truyền. Tức là khi cha mẹ, ông bà bị mề đay thì nguy cơ cao là những thế hệ sau cũng sẽ nhiễm bệnh.
Tuy nhiên thì nguyên nhân này thực tế chỉ chiếm một tỷ lệ thấp. Không đáng lo ngại cho mọi người.
Nguyên nhân mề đay do nhiễm vi khuẩn
Khi cơ thể người bệnh bị nhiễm khuẩn liên quan đến tai – mũi – họng, viêm tai giữa hoặc bị một số siêu vi tấn công thì cơ thể cũng có thể bị nổi mề đay.
Khi đó, ngoài các nốt ban đỏ, bệnh nhân có thể còn có hiện tượng sưng phù nề trên da. Cơ thể mệt mỏi đi kèm với tình trạng sốt cao mệt mỏi.
Với những thống kê về nguyên nhân nổi mề đay mà chúng tôi chia sẻ ở trên, hi vọng các bạn sẽ sớm chẩn đoán được đúng tình trạng. Chữa trị đúng cách và kịp thời để bản thân thực sự lấy lại được niềm vui trong cuộc sống của chính mình.
Từ khóa tìm kiếm nhiều nhất: Nguyên nhân nổi mề đay ở trẻ, nổi mề đay kiêng gì, cách trị nổi mề đay tại nhà, nổi mề đay vào buổi tối, hình ảnh nổi mề đay, nổi mề đay không ngứa, mề đay là gì, nổi mề đay có được tắm không, nguyên nhân nổi mề đay sau sinh, nổi mề đay phải kiêng gì, nổi mề đay cấp, cách chữa mề đay ở trẻ em, cách trị mề đay tận gốc, cách trị mề đay bằng lá khế, cách trị mề đay dân gian, chữa mề đay với gừng, bị mề đay tắm lá gì, các loại nổi mề đay.